Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1, hạng 2, hạng 3 do Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng – Bộ Xây Dựng – Sở Xây Dựng cấp theo quy định tại thông tư 08/2018/BXD và nghị định 100/2018/CP có giá trị hành nghề 5 năm trên toàn quốc. Hotline Tư Vấn 0968.181.518.
Hãy cùng Simdepvietnam tìm hiểu về Cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng trong bài viết này nhé!
Chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì?
Là bản đánh giá năng lực vắn tắt của Bộ Xây Dựng, Sở xây dựng đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng
Thành phần hồ sơ (Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP):
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.
- Kèm 2 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu các tài liệu sau:
- Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp.
- Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận.
- Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.
- Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực xây dựng
Hồ sơ: 01 bộ hồ sơ theo quy định
Trong thời gian 10 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực về yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc tổ chức phúc tra để xác minh hồ sơ nếu cần thiết.
Thời gian đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực không quá 15 ngày đối với chứng chỉ năng lực hạng I; 10 ngày đối với Chứng chỉ năng lực hạng II và III kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Chứng chỉ hành nghề năng lực tổ chức xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng bao gồm các lĩnh vực sau
- Khảo sát xây dựng bao gồm: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình
- Lập quy hoạch xây dựng
- Thiết kế thẩm tra thiết kế bao gồm:
- Thiết kế kiến trúc công trình
- Thiết kế kết cấu công trình
- Thiết kế điện – cơ điện công trình
- Thiết kế cấp thoát nước công trình
- Thiết kế điều hòa không khí thông gió – cấp nhiệt
- Thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình
- Lập thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng:
- Giám sát công tác xây dựng công trình
- Giám sát lắp đặt thiết bị công trình
- Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ
- Kiểm định xây dựng
- Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng
Những điểm mới về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
1. Không có chứng chỉ hành nghề thì không được hành nghề độc lập
Trong quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (Điều 44 Nghị định 59/2015/NĐ-CP) thì đây là điểm mới được bổ sung vào.
Theo đó, quy định này cho phép cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia hoạt động xây dựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo nhưng sẽ KHÔNG ĐƯỢC hành nghề độc lập và KHÔNG ĐƯỢC đảm nhận chức danh như đối với người phải có chứng chỉ hành nghề.
2. Thời hạn chứng chỉ hành hành nghề của người nước ngoài phụ thuộc vào thời hạn giấy phép lao động
3. Quản lý CCHN theo mã ký hiệu
Theo quy định, chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, gồm 02 nhóm. Cụ thể:
Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ. Ví dụ: Nơi cấp là:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ xây dựng, kí hiệu là: BXD;
- Sở Xây dựng Hà Nội, kí hiệu là HAN;
- Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, kí hiệu là HCM;
- Sở Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu, kí hiệu là BRV.
Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề là dãy số có 08 chữ số.
4. Những trường hợp cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề
Nghị định 100 bổ sung các trường hợp cấp, thu hồi CCHN cho cá nhân như sau:
04 trường hợp được cấp |
07 trường hợp bị thu hồi |
|
|
Tạm kết
Bạn vừa đọc qua bài viết về chủ đề chứng chỉ hành nghề xây dựng. Hi vọng bài viết sẽ phần nào giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này!
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo số điện thoại 0968.181.518 để được ưu tiên tư vấn miễn phí!
Hoặc truy cập Website: https://vienquanlyxaydung.edu.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian để đọc bài viết!