WordPress là gì?
WordPress là một hệ thống xuất bản blog viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database. WordPress là hậu duệ chính thức của b2/cafelog, được phát triển bởi Michel Valdrighi. Cái tên WordPress được đề xuất bởi Christine Selleck, một người bạn của nhà phát triển chính Matt Mullenweg.
Theme WordPress là gì?
Định nghĩa một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì “Theme là giao diện của WordPress”. Đối với website làm bằng WordPress thì theme là thư mục chứa toàn bộ file thiết kế giao diện. Đó là nơi WordPress cho phép bạn thay đổi, chỉnh sửa giao diện. Mỗi trang web có một theme riêng biệt. Khi một nhà phát triển được một theme tốt, họ có thể bán nó trên thị trường. Hiện nay có hàng triệu theme từ miễn phí đến trả phí được rao bán trên internet.
Nếu bạn đã từng sử dụng WordPress để xây dựng các website thì việc biết đến và sử dụng Child Theme là hết sức cần thiết. Child Theme là một theme con được tạo ra và được kế thừa toàn bộ các đặc điểm, chức năng của theme cha (Parent Theme).
Child Theme là một theme con được tạo ra và được kế thừa toàn bộ các đặc điểm, chức năng của theme cha (Parent Theme). Tại sao nên sử dụng Child Theme Trong quá trình sử dụng theme WordPress khi bạn muốn chỉnh sửa, thay đổi các chức năng để phù hợp với yêu cầu công việc là tất yếu
Plugin WordPress là gì?
Plugin là một thành phần mở rộng nhỏ được lập trình riêng dựa trên các API và những hàm mở có sẵn của WordPress để tạo thành một tính năng nào đó mà mặc định WordPress không có.1
Download WordPress miễn phí.
Tải về | WordPress.org tiếng Việt
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên cPanel, Linux VPS Ubuntu 16.04, localhost và thiết lập cơ bản
Tóm tắt hướng dẫn các bước cài đặt WordPress
- Tải file cài đặt WordPress.
- Tải WordPress files lên tài khoản hosting hoặc lên thư mục trong localhost.
- Tạo MySQL database và user cho nó.
- Hoàn tất bằng wizard cài đặt WordPress trong 5 phút.
Đó là các bước để cài đặt thủ công WordPress. Cũng có nhiều công ty cung cấp premium web hosting như Hostinger đã có sẵn tùy chọn cài đặt WordPress tự động. Chỉ cần mất vài cú nhấp chuột là WordPress đã hoạt động và chạy trên tài khoản hosting của bạn. Nếu bạn quyết định tạo website WordPress, bài hướng dẫn này là dành cho bạn. Bạn sẽ biết cách cài đặt WordPress bằng công cụ cài đặt tự động cũng như cài WordPress thủ công mà chỉ mất khoảng 5 phút. Hoàn tất bài này, bạn sẽ có thể có tự tin cài đặt WordPress ở bất kỳ đâu, hoặc tạo ra môi trường localhost để kiểm thử cho riêng mình trước khi upload WordPress lên hosting.
Bạn cần gì?
Trước khi bắt đầu bài hướng dẫn này, bạn cần:
- Truy cập được vào control panel hosting của bạn
- FTP client (tùy chọn)
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên cPanel Hosting
Nếu nhà cung cấp của bạn sử dụng cPanel để quản lý tài khoản – phần này là dành cho bạn. Bên dưới là 2 cách khác nhau để cài WordPress trên hosting chạy cPanel.
Cách 1 – Cài đặt WordPress với Softaculous Auto Installer
Bởi vì sự dễ cài đặt và quản lý, Softaculous là một trình cài đặt tự động phổ biến được các nhà cung cấp hosting sử dụng trên cPanel. Với Softaculous, bạn có thể cài nhiều CMS và ứng dụng khác nhau với chỉ vài cú click chuột.
Làm theo các bước sau để cài WordPress với Softaculous:
- Sau khi truy cập cPanel, tìm biểu tượng Softaculous và click vào nó.
- Chọn biểu tượng WordPress. Phần lớn nó sẽ ở ngay trang đầu của Softaculous.
- Bạn sẽ thấy cửa sổ cài đặt WordPresss Softaculous. Có nhiều chi tiết cài đặt khác nhau như:
- Choose Protocol – Chọn giao thức cho site WordPress của bạn. Nếu bạn đã có SSL, chúng tôi khuyên là nên cài WordPress với HTTPS protocol.
- Choose Domain – Nếu bạn đã có subdomain và add-on domain trên cPanel của bạn, bạn có thể chọn chúng ở đây.
- In Directory – Điền thư mục cài WordPress ở đây. Nếu muốn cài WordPress trên thư mục root của tên miền, để trống.
- Site Name – Điền tên của site WordPress.
- Site Description – Mô tả WordPress site.
- Enable Multisite – Chon hoặc không cho WordPress Multisite. Tính năng này tạo nhiều site WordPress sử dụng một bộ cài đặt WordPress giống nhau.
- Admin Username – Chọn username cho tài khoản administrator của bạn.
- Admin Password – Mật khẩu cho tài khoản WP administrator
- Admin Email – Điền email address của bạn. Hãy chắc rằng email này đang hoạt động và có thể gửi nhận mail bình thường để được dùng trong các yêu cầu liên quan đến WordPress như là đặt lại mật khẩu.
- Select Language – WordPress hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ. Chọn ngôn ngữ ở đây.
- Select Plugins – Chọn plugins bạn muốn cài sẵn.
- Nhấn Install button, Softaculous sẽ bắt đầu cài WordPress.
Cách 2 – Cài đặt WordPress thủ công trên cPanel
Để cài WordPress thủ công trên cPanel, bạn sẽ cần làm theo các bước sau:
- Tải file cài đặt WordPress.
- Upload file WordPress lên tài khoản hosting qua File Manager
- Tạo MySQL database.
- Mở tên miền trên thanh địa chỉ trên browser và cài WordPress theo các bước của WordPress
Bước 1 – Tải file cài đặt WordPress
Trước tiên, tải bản mới nhất của WordPress. File cài đặt WordPress được nén trong file .zip. Lưu lại vì bạn sẽ cần dùng ở bước sau.
Bước 2 – Upload WordPress files qua File Manager
Như bạn đã biết, có nhiều cách để upload file WordPress qua tài khoản hosting. Một trong số chúng là sử dụng File Manager cảu cPanel:
- Truy cập cPanel và mở File Manager.
- Mở thư mục public_html và nhấn nút Upload.
- Nhấn Select File và chọn file WordPress .zip bạn đã tải ở bước 1
- Khi quá trình upload hoàn tất, biểu tượng upload sẽ chuyển sang xanh lá cây. Nhấn nút Go Back to “/home/username/public_html”.
- Chọn file .zip, nhấn nút Extract và Extract File(s) để tiến hành.
- WordPress files được giải nén vào thư mục wordpress. Trừ khi bạn muốn mọi người truy cập vào website của bạn qua đường dẫn http://yourdomain.com/wordpress bạn cần di chuyển tất cả WP files sang thư mục public_html. Để làm vậy, hãy vào trong thư mục wordpress chọn tất cả files và nhấn nút Move.
- Xóa chữ wordpress từ thanh địa chỉ và nhấn nút Move File(s).
- Cuối cùng, chọn và xóa thư mục wordpress và file cài đặt .zip bằng nút Delete.
Bước 3 – Tạo MySQL Database
Có 2 cách để tạo MySQL database từ cPanel. Bạn có thể hoặc là làm vậy thủ công từ mục MySQL Databases (xem hướng dẫn này để có thêm thông tin) hoặc dùng MySQL Database Wizard. Cách thứ 2 dễ làm hơn:
- Vào cPanel và click vào icon MySQL Database Wizard.
- Điền tên MySQL database.
- Ở bước này nhập tên đăng nhập và mật khẩu. Chúng tôi khuyên nên sử dụng công cụ Password Generator để tạo mật khẩu tự động và bảo mật. Khi bạn đã hoàn tất, nhấn nút Create User.
- Nếu muốn bạn có thể phần quyền cho user. Chọn ALL PRIVILEGES và nhấn nút Next Step.
- Vậy đó, MySQL database với username đã được tạo.
QUAN TRỌNG: Lưu thông tin đăng nhập MySQL. Bạn sẽ cần nó ở bước sau
Bước 4 — Chạy Wizard cài WordPress 5 phút
Tại bước này, tất cả các file WordPress đã được upload lên server và MySQL databases đã được tạo. Bây giờ bạn cần tiến hành cài đặt theo giao diện của WordPress bằng cách mở tên miền trên trình duyệt web.
Giao diện cài đặt WordPress trong 5 phút gồm 6 bước sau:
- Chọn ngôn ngữ và nhấn Continue.
- WordPress sẽ yêu cầu thông tin MySQL. Bạn đã có ở trên, nên hãy nhấn nút Let’s go!.
- Trên màn hình tiếp theo, hãy điền các thông tin bạn đã tạo ở bước 3. Nhấn Submit khi hoàn tất.
- WordPress sẽ kiểm tra kết nối tới MySQL database, nếu không có lỗi hiện ra thì bạn sẽ có thể nhấn nút Run the install.
- Tại bước này hãy điền thông tin của website chính và thông tin administrator và nhấn Install WordPress. Chúng tôi khuyên hãy dùng mail thật của bạn để cài đặt vì có thể bạn sẽ cần nó để đặt lại mật khẩu nếu bị mất.
- Như vậy là xong, quá trình cài đặt WordPress thủ công đã hoàn tất.
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên máy Linux VPS Ubuntu 16.04
VPS được dành cho các website có lưu lượng lớn hoặc website có nhiều trang web cần nguồn tài nguyên lớn. Nếu bạn đang chạy máy linux VPS Ubuntu 16.04, và đang cần tìm hướng dẫn cài đặt WordPress một cách hiệu quả nhất. Bài hướng dẫn này sẽ chỉ bạn một cách nhanh nhất để cài WordPress trên linux.
Bạn cần chuẩn bị gì?
Trước khi bắt đầu học cách cài đặt WordPress, những phần mềm sau cần được cài trên Ubuntu VPS trước:
- Apache Web Server
- MySQL
- PHP
Bạn sẽ cần SSH client để kết nối tới VPS của bạn và nano text editor để sửa file cấu hình WordPress.
Bước 1 – Cài đặt Apache Web Server
Sử dụng lệnh sau để cài đặt Apache 2 Web Server trên Ubuntu VPS của bạn:
sudo apt-get install apache2 sudo service apache2 start
Để kiểm thử Apache có được cài đúng không, hãy truy cập tới server bằng trình duyệt:
http://dia-chi-ip-server
Bạn sẽ thấy trang mặc định của Apache2.
Bước 2 – Cài đặt PHP
Thực thi lệnh sau để cài PHP và các thư viện cần thiết trên Ubuntu system:
sudo apt-get install php7.0 php7.0-mysql libapache2-mod-php7.0 php7.0-cli php7.0-cgi php7.0-gd
Để xem thử PHP có được cài đúng và đang hoạt động không, hãy tạo một file PHP mẫu có tên test.php đặt dưới thư mục /var/www/html:
sudo nano /var/www/html/test.php
Nano editor sẽ mở lên và bạn cần dán PHP code vào bên dưới:
- <?php
- echo “This is a test”;
- ?>
Nhấn CTRL+O để lưu. Và nhấn CTRL+X để thoát.
Giờ hãy truy cập link http://dia-chi-ip-server/test.php. Bạn sẽ thấy dòng chữ “This is a test” trên màn hình. Nếu bạn đã thấy thông báo đó tức là PHP đang chạy.
Bước 3 – Cài đặt MySQL Database Server
Để cài MySQL server mà lưu thông tin WordPress records, thực thi lệnh sau:
sudo apt-get install mysql-client mysql-server
Bạn sẽ được hỏi mật khẩu root (administrator) để quản lý database. Điền một mật khẩu mạnh bảo mật và nhấn ENTER để tiếp tục.
Chúng tôi khuyên là bạn nên bảo mật bộ cài trước khi tiến hành. Thực thi lệnh bên dưới sẽ chỉ cài một số plugin (bao gồm plugin validate_password ). Nhập Y (Yes) cho tất cả câu hỏi được hiện ra và N (No) cho câu hỏi có muốn đổi mật khẩu root không. rồi nhất ENTER
sudo mysql_secure_installation
Bước 4 – Cài đặt WordPress
Đầu tiên, bạn cần tải và unpack bộ cài. Làm vậy bằng lệnh sau:
cd /tmp wget -c http://wordpress.org/latest.tar.gz tar -xzvf latest.tar.gz
Bây giờ bạn cần chuyển tới thư mục Apache Server.
sudo cp -R wordpress/* /var/www/html/
Tiếp theo, lấy quyền của file WordPress:
sudo chmod -R 755 /var/www/html/
Bước 5 – Cài đặt WordPress Database
Đăng nhập vào MySQL shell:
mysql -u root -p
Để tạo database cần thiết, bạn cần thực thi vài câu lệnh. Gõ từng lệnh và nhấn ENTER cho mỗi lệnh. Lưu ý là bạn cần điền thông tin hợp lệ cho placeholders db_name , db_user và db_user_password :
CREATE DATABASE db_name; GRANT ALL PRIVILEGES ON db_name.* TO 'db_user'@'localhost' IDENTIFIED BY 'db_user_password'; FLUSH PRIVILEGES; EXIT;
Đổi tên wp-config-sample.php thành wp-config.php:
cd /var/www/html/ sudo mv wp-config-sample.php wp-config.php
Bây giờ hãy cập nhật thông tin bằng nano text editor:
sudo nano wp-config.php
Điền thông tin đăng nhập database bao gồm Database name, MySQL username, và password vào. Lưu ý là những thông tin này phải khớp với những gì bạn đặt ở trên (db_name , db_user và db_user_password) thì tiến trình cài đặt WordPress mới thành công. DB_HOST thì để mặc định là localhost, vì server SQL và server Apache nằm cùng một máy.
- // ** MySQL settings – You can get this info from your web host ** //
- /** The name of the database for WordPress */
- define(‘DB_NAME’, ‘database_name_here’);
- /** MySQL database username */
- define(‘DB_USER’, ‘username_here’);
- /** MySQL database password */
- define(‘DB_PASSWORD’, ‘password_here’);
- /** MySQL hostname */
- define(‘DB_HOST’, ‘localhost’);
- /** Database Charset to use in creating database tables. */
- define(‘DB_CHARSET’, ‘utf8’);
- /** The Database Collate type. Don’t change this if in doubt. */
- define(‘DB_COLLATE’, ”);
Khởi động lại Apache và MySQL:
sudo service apache2 restart sudo service mysql restart
Bước 6 – Hoàn tất quá trình cài đặt WordPress
Mở trình duyệt và điền địa chỉ server của bạn. Bạn sẽ thấy màn hình hiện hướng dẫn cài đặt WordPress 5 bước nổi tiếng. chỉ cần cung cấp thông tin cần thiết và hoàn tất quá trình là bạn sẽ cài đặt WordPress thành công.
Chúc mừng! WordPress đã được cài trên Ubuntu 16.04!
Hướng dẫn cài WordPress trên localhost
Giải thích localhost là gì?
Localhost là thuật ngữ dùng để chỉ máy chủ bạn đang sử dụng không qua giao tiếp từ xa, phân biệt với remote host. Có thể hiểu nôm na nó là máy tính của bạn đang sử dụng, nhưng có cài thêm một số ứng dụng để biến nó thành một máy chủ có môi trường phù hợp cho một webserver. Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách để biến máy tính của bạn thành localhost, bất kể bạn đang dùng máy MAC hay Windows, để có thể cài WordPress trên đó.
Vì sao bạn cần dùng localhost/wordpress?
Lợi ích khi cài WordPress trên Localhost có thể dễ thấy là, bạn sẽ có một môi trường để kiểm thử WordPress tuyệt vời:
- Do kết nối tới website WordPress là kết nối nội bộ, bạn sẽ thấy thay đổi ngay lập tức với tốc độ ánh sáng. Thao tác trên máy localhost sẽ cực nhanh, và không chịu ảnh hưởng bởi kết nối mạng.
- Bất chấp thời tiết và mùa cá mập tới, bạn vẫn có thể dựng website cho hoàn chỉnh rồi upload toàn bộ nội dung để go-live sau, mà không lo đang làm dang dở thì bị mất kết nối.
- Đặc biệt localhost/WordPress rất hữu dụng cho người mới bắt đầu, vì bạn sẽ có môi trường để kiểm thử và học các kiến thức về CMS này nhanh hơn.
Và còn nhiều lý do khác nữa, nhưng bất kể trường hợp nào, cài WordPress trên localhost đều mang lại những lợi ích rất thiết thực. Giờ thì hãy xem làm thế nào cài đặt WordPress trên localhost nhé!
Cài đặt WordPress trên máy Mac bằng MAMP
Để cài đặt WordPress trên máy Mac, chúng tôi sẽ dùng MAMP. Nó là chữ viết tắt của Macintosh, Apache, MySQL, PHP. Công cụ này cho phép bạn tạo một server PHP và MySQL. Nói ngắn gọn, nó cung cấp tất cả nhữngứng dụng cần thiết để tạo ra môi trường localhost cho WordPress. Cũng có nhiều cách khác để tạo ra môi trường như vậy, nhưng dùng MAMP là cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để cài WordPress lên máy MAC.
Bước 1 – Cài đặt MAMP
Đầu tiên, download và cài đặt MAMP trên máy Mac của bạn. Ở ví dụ này, chúng tôi đang cài MAMP version 4.4.1.
Quá trình cài đặt đơn giản và không cần bạn thiết lập tùy chỉnh nào. Hãy cứ tiến hành đến bước cuối.
Bước 2 – Cấu hình MAMP
Tiếp theo, hãy cài đặt phần mềm. Để đơn giản hơn, chúng tôi sẽ sử dụng port mặc định và cấu hình mà MAMP cung cấp. Vào lúc này, chúng tôi chỉ cần tạo thêm database. Để làm vậy, mở MAMP và click vào nút Start Server. Khi hoàn tất, chọn Open WebStart page.
Chuyển tới mục Tools-> phpMyadmin.
Khi đã mở phpmyadin, chọn New và tạo database cho WordPress. Trong bài này, chúng tôi sẽ sử dụng w0rdpr3ss.
Vậy là xong! Chúng tôi đã sẳn sàng để cài WordPress trên máy nội bộ.
Bước 3 – Thực hiện cài đặt WordPress
Để cài WordPress, tải về bản mởi nhất và giải nén. Mặc định MAMP document root nằm trong Applications/MAMP/htdocs. Đây là nơi bạn cần tìm để thay thế file WordPress.
Sau đó bạn có thể truy cập server trên trình duyệt và tiến hành cài đặt localhost/WordPress bằng cách nhập localhost:8888 trên thanh địa chỉ
Đây là thông tin database bạn có thể dùng để cài WordPress
- Database name – giá trị bạn tạo ở bước 2. Trong trường hợp này nó là w0rdpr3ss.
- Username – root
- Password – root
- Database Host – localhost
- Table Prefix – mặc định giá trị này là wp_. Bạn có thể đổi nó để an toàn hơn.
Sau đó, hoàn tất các bước còn lại và bạn đã có một môi trường để test thử WordPress trên localhost MAC.
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Windows bằng WampServer
Để cài đặt WordPress trên máy Windows, chúng tôi sẽ tận dụng WampServer. Nó là viết tắt của Windows, Apache, MySQL, PHP. Và cũng là một công cụ hoàn hảo để cài đặt WordPress trên máy tính Windows.
Bước 1 – Cài đặt WampServer
Đầu tiên download và cài WampServer trên máy tính của bạn. Wizard này cũng rất đơn giản và không phải chỉnh gì thêm, nên bạn có thể làm đến khi kết thúc. Bạn sẽ chỉ cần chọn trình duyệt mặc định và text editor nào mà WampServer sẽ sử dụng.
Bước 2 – Tạo database cho WordPress
Trước khi bắt đầu tạo WordPress, chúng tôi sẽ cần bạn tạo một database. Truy cập vào WampServer từ taskbar và khởi động phpMyadmin.
Bạn sau đó sẽ nhìn thấy màn hình đăng nhập nơi bạn có thể điền thông tin chi tiết:
- Username: root
- Password: (bỏ trống)
Chuyển tới mục Databases và tạo database cho WordPress site.
Vậy là xong! Bạn đã sẳn sàng để tạo WordPress
Bước 3 – Thực hiện cài đặt WordPress
Khởi động quá trình cài đặt WordPress bằng cách tải bộ cài mới nhất của nó về: latest version. Upload và giải nén vào thư mục C:/wamp64/www trên máy tính. Thư mục đó là thư mục root của bạn.
Khi quá trình giải nén hoàn tất, bạn đã sẳn sàng để cài đặt WordPress. Mở trình duyệt, điền localhost/wordpress và bạn có thể chọn ngôn ngữ. Ở bước tiếp theo bạn sẽ thấy màn hình để nhập thông tin database.
Sử dụng các thông tin database sau:
- Database name – điền tên bạn đã tạo ở bước 2. Đối với ví dụ này, chúng tôi sử dụng w0rdpr3ss.
- Username – root
- Password – để trống
- Database Host – localhost
- Table Prefix – mặc định là wp_. Bạn có thể đổi nó nếu muốn an toàn hơn
Rồi, vậy là quá trình cài đặt đã hoàn tất và bạn đã cài xong WordPress trên localhost với hệ điều hành Windows và có thể vận hành WordPress ngay bây giờ.
Hướng dẫn cài đặt WordPress trên VPS Vultr
Đầu tiên các bạn cần có một account ở Vultr, nếu chưa có hãy đăng ký mới một tài khoản với link này, bạn sẽ được tặng 28$ hoàn toàn free. Nhớ tham khảo các chương trình hỗ trợ dùng thử trong chuyên mục Vultr Coupon trên Canh Me nữa nhé.
– Sau khi đăng nhập xong, click dấu cộng màu xanh ở bên phải – Deploy để tạo mới 1 VPS. Nếu bạn chưa quen với giao diện trang quản lý của Vultr, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn quản lý VPS ở Vultr mình đã đăng trước đó.
– Trong trang Deploy Servers, phần 1. Server Location hãy chọn vị trí gần bạn nhất, ở VN thì là Japan hoặc Singapore.
– Phần 2. Server Type hãy nhấn tab Application, rồi chọn WordPress nằm phía cuối danh sách
– Phần tiếp theo là lựa chọn cấu hình server, Server Size. Gói nào cũng chạy được WordPress cả, tùy nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn.
Các lựa chọn bên dưới bạn hãy giữ nguyên nếu không biết tác dụng của nó là gì.
– Ở bước cuối cùng, Server Hostname & Label, hãy nhập tên Server Hostname và Server Label cho dễ nhớ rồi click Deploy Now để khởi tạo VPS.
– Tiếp theo bạn cần đợt một vài phút, Application WordPress của Vultr sẽ tự động cài đặt tất cả những thành phần cần thiết, với ứng dụng WordPress đã được cấu hình sẵn thông số database.
– Sau khi server cài đặt xong, bạn sẽ nhận được một email chứa thông tin chi tiết bao gồm link WP Admin kèm theo Username và Password. Bạn cần phải truy cập vào link này để hoàn thiện cài đặt WordPress
– Sau khi cài đặt xong, hãy truy cập vào trang Settings http://IP/wp-admin/options-general.php
rồi điều chỉnh domain sẽ sử dụng thay cho IP trong phần WordPress Address (URL) và Site Address (URL)
– Cuối cùng trỏ domain sang IP mà Vultr đã cung cấp, vậy là bạn đã có một site WordPress chạy trên VPS của Vultr rồi đó.
Lưu ý:
- WordPress sẽ chạy trên server dùng hệ điều hành Ubuntu 16.04, trước tháng 4/2018 thì Vultr sử dụng hệ điều hành CentOS 6.
- Vultr sẽ cài đặt WordPress trong folder
/var/www/html/
. Thông số database có ở trong file wp-config.php - Mật khẩu tài khoản mysql root có ở trong file
/root/.my.cnf
, dùng lệnhcat /root/.my.cnf
để xem nếu cần. - Nếu không muốn suốt ngày phải nhập mật khẩu khi vào WP Admin, bạn hãy xem hướng dẫn Removing wp-admin Login Prompt ở đây.
- Tham khảo thêm thông tin chính thức trên website của Vultr.
Cài đặt WordPress trên VPS Linux CentOS 6/7
Bước 1 : Trỏ IP từ domain về server.
Thực ra bước này bạn làm trước hay sau cũng được, nhưng mình mang nó lên đầu tiên để khi làm xong các bước bên dưới là website chạy được luôn, ko phải chờ đợi nữa.
(Vì sau khi trỏ IP từ domain về cần đợi 1 khoảng thời gian cho nó ổn định)
Bạn mua domain ở nhà cung cấp nào thì vào quản lý domain để làm thao tác này. Ở hướng dẫn này, mình ví dụ domain của mình đang nằm ở Namecheap thì mình vào phần MANAGE của domain đó :
Chuyển sang tab Advanced DNS :
Add New Record (Nếu nó có sẵn record nào mà không phải bạn add vào thì xóa hết đi nhé) :
- Loại Record : Chọn A Record
- Host : Chọn @
- Value : Điền địa chỉ IP của host, bất cứ VPS hay máy chủ nào mà bạn thuê đều có IP riêng.
Bước 2 : Cài Hocvps Script
Trước khi thao tác bước này, hãy đảm bảo bạn biết sử dụng Bitvise SSH Client để truy cập vào VPS từ máy tínhvà Notepad++ để chỉnh sửa file dữ liệu. Nếu chưa biết sử dụng, hãy xem 2 mục cuối cùng tại Hướng dẫn thuê VPS của A2hosting
Sau khi truy cập vào VPS, bạn hoàn toàn có thể tạo cơ sở dữ liệu, thêm các thành phần để cài đặt WordPress trên VPS, tuy nhiên với 1 người không chuyên như mình, mình cần 1 script đã được viết sẵn để dễ dàng thao tác & quản lý VPS hơn.
Và mình chọn Hocvps Script để làm việc này.
Để cài Script này vào VPS của bạn, bạn sẽ mở Terminal Console và chạy dòng lệnh sau :
curl -sO https://hocvps.com/install && bash install
Trong lúc cài đặt, script sẽ hỏi bạn một số thông tin :
- Phiên bản PHP : Bạn chọn 5.6 hoặc bản mới nhất cũng được, điền số tương ứng và Enter
- Domain của bạn : Ghi tên miền bạn đang muốn cài và nhấn Enter
- Port : Bạn điền cổng do bạn tự nghĩ (Bạn nhớ số cổng là được). Xong nhấn Enter
Script sẽ chạy khoảng tầm 1 phút là cài đặt xong. Sau khi hoàn thành, service của bạn sẽ tự động khởi động lại, và Bitvise SSH sẽ tự động kết nối lại.
Khi đăng nhập bằng Bitvise SSH, sử dụng port 2222 (Thử 22 nếu không được).
Khi kết nối lại thành công, bạn sẽ tìm đến thư mục root sẽ thấy 1 file là hocvps-script.txt. Ở trong file này sẽ chứa các thông tin quan trọng server của bạn, bao gồm mật khẩu để truy cập database mà sẽ dùng ở bước sau.
Bước 3 : Tải WordPress phiên bản mới nhất về VPS
Điều quan trọng đầu tiên, bạn cần phải cài WordPress vào đúng vị trí của nó. Là thư mục home/tendomain/public_html. Như mình cài WordPress cho domain affhub.io thì mình vào thư mục hình bên dưới.
Tiếp theo, bạn mới Terminal Console ra và thao tác truy cập thư mục này bằng lệnh : (Sau các lệnh thì bạn tự biết là gõ Enter nhé)
cd /home/tendomain/public_html
Bạn có thể copy đường dẫ rồi paste vào cho đúng, ví dụ:
cd /home/affhub.io/public_html
Tiếp đó bạn tải WordPress về thư mục này bằng lệnh
wget http://wordpress.org/latest.tar.gz
Tiếp đó, bạn giải nén file vừa tải về với câu lệnh
tar -xzvf latest.tar.gz
Bước 4 : Tạo và thiết lập database.
Database hay còn gọi là cơ sở dữ liệu là nơi lưu trữ các thông tin quan trọng cho trang WordPress của bạn. Bạn cần phải tạo ra 1 database mới bằng cách sau :
Đăng nhập mySQL bằng câu lệnh :
mysql -u admin -p
Nó sẽ hỏi mật khẩu thì bạn tìm trong file hocvps-script.txt như bước 1 mình đã đề cập nhé.
Bạn thực hiện tiếp các câu lệnh sau :
- Tạo database mới :
create database dbname;
(dbname là tên bạn tự đặt)
- Tạo và thiết lập quyền cho user :
create user username@localhost identified by 'password';
(username bạn tự đặt, mình đặt tên giống database luôn cho dễ nhớ, password bạn cũng tự đặt)
- Thiết lập quyền cho user :
grant all on dbname.* to username@localhost;
(Thay dbname và username cho đúng nehs)
- Xác thực tất cả thao tác ở trên bằng lệnh FLUSH :
FLUSH PRIVILEGES;
Hiển thị trong Terminal Console như hình bên dưới là chuẩn :
Xong xuôi hết bạn dùng lệnh exit để thoát khỏi mySQL :
exit
Bước 5 : Tạo và chỉnh sửa file wp-config.php
Tiếp tục sử dụng Terminal Console, chú ý là vẫn phải thao tác trong thư mục chứa WordPress nhé. Nếu bạn lỡ thoát ra thư mục chính của VPS thì phải dùng lại lệnh cd để vào lại thư mục cài WordPress.
Còn nếu bạn thao tác liên tiếp như ở trên mình hướng dẫn thì sau khi dùng lệnh exit để thoát khỏi mySQL thì nó vẫn sẽ ở thư mục WordPress (public_html)
Bây giờ, bạn sẽ tạo ra 1 file wp-config.php, chức năng của file này là nhằm kết nối các file của bạn với database mới được tạo ở bước 3, giúp cho trang web của bạn có thể chạy được.
Thực chất trong file WordPress đã tải về ở bước thứ 2, đã chứa file config sample (File config mẫu), giờ bạn chỉ cần nhân bản file này, giữ nguyên nội dung file mới và đặt tên file mới là wp-config.php.
Thao tác bằng cách chạy lệnh :
cp ./wordpress/wp-config-sample.php ./wordpress/wp-config.php
Tiếp theo, để chỉnh sửa file này và cấu hình nó, bạn dùng SFPT Window tìm đến thư mục chứa nó : /home/tendomain/public_html/wordpress
Nếu bạn không thấy file, có thể dùng nút reload folder để server cập nhật lại :
Bạn sẽ edit file này bằng cách bấm chuột phải, chọn Edit with :
Sử dụng Notepad++ để edit (Chưa có thì donwload về và cài vào máy tính nhé):
Giờ bạn điền các thông tin database mà bạn đã tạo ở bước trước bao gồm :
- Database name
- Username
- Password
Xong xuôi bạn lưu file lại : Nhấn Ctrl + S hoặc chọn File => Save
Bước 6 : Di chuyển thư mục WordPress ra bên ngoài
- Thư mục chứa WordPress hiện tại : /home/ten-domain/public_html/wordpress
- Để website chạy, bạn phải mang thư mục này ra folder : /home/ten-domain/public_html/
Bạn dùng Terminal Console chạy lệnh sau :
mv -f ./wordpress/* ./
Chạy tiếp 1 lệnh sau để hoàn tất :
sudo chown nginx:nginx * -R
Bước 7 : Website đã chạy, hoàn tất cài đặt
Tới đây, bạn đã hoàn tất việc cài đặt WordPress trên server linux chạy CentOS. Bạn hãy thử vào webiste của bạn và thấy nó đã chạy. Và yêu cầu bạn làm 1 số thao tác đầu tiên.
Chọn ngôn ngữ English rồi bấm Continue :
Điền 1 số thông tin về website (Những thứ này có thể sửa lại sau) :
- Site Title : Tiêu đề
- Username : Tên đăng nhập
- Password : Mật khẩu
- Your email : Email của bạn
Xong xuôi nhấn Install WordPress
Sau khi quá trình đặt chạy xong, bạn đã có thể đăng nhập vào wp-admin webiste của bạn và bắt đầu sử dụng 1 trang web chạy WordPress.
Cài đặt blog wordpress trên VPS chạy VPSSIM
Trỏ tên miền của bạn về IP của VPS
Trước khi thêm website vào VPS bạn phải trỏ website về IP của VPS.
Nếu bạn muốn test website trước, bạn có thể edit file host trên máy tính nhận website đang chạy trên VPS.
thêm dòng dưới vào file host
IP_VPS domain.com
Với IP_VPS là địa chỉ IP VPS của bạn.
Thêm website + Auto Cài đặt code
Sau khi tên miền đã trỏ về IP của VPS, ta truy cập SSH vào VPS và bật VPSSIM lên. Các bước theo tác sẽ lần lượt như sau:
VPSSIM menu –> Them Website & Code –> Them website + WordPress (Auto Setup) –> Lựa Chọn Plugin Cache –> Điền tên website –> Nhập User Addmin –> Nhập Password –> Enter -> Truy cập website trên trình duyệt
VPSSIM hỗ trợ cài đặt tự động WordPress với 3 loại cache: Redis Cache, WP super Cache và W3 Total Cache. Tùy nhu cầu của bạn mà bạn chọn loại cache thích hợp.
========================================================================= VPSSIM - Quan Ly VPS/Server by HostingAZ.VN ========================================================================= Add Website To Server ========================================================================= VPSSIM Support Both WWW And Non_WWW Domains ========================================================================= 1) Them Website 2) Them Park & Redirect Domain 3) Them website + WordPress (Auto Setup) 4) Them website + WordPress Code 5) Them website + Forum Code 6) Them Website + Opencart Code 7) Them Website + Joomla Code 8 ) Them Website + Drupal Code 9) Them website + Sypex Dumper (Data Backup) 10) Fix Loi Chmod, Chown 11) List Website Tren Server Lua chon cua ban (0-Thoat):3 ========================================================================= Tuy thuoc vao loai cache ban su dung ma VPSSIM config Vhost cho phu hop ========================================================================= 1) WP Super cache 2) W3 Total Cache 3) Redis Cache Nhap lua chon cua ban (0-Thoat): 1 ========================================================================= Them Domain + Tu dong cai dat WordPress + Config Vhost cho WP Super Cache ------------------------------------------------------------------------- Sau khi them Domain vao VPS, Website cua ban san sang hoat dong ngay ------------------------------------------------------------------------- Ban khong can cai dat thu cong WordPress nua. ------------------------------------------------------------------------- Cac Plugins duoc tu dong cai dat trong qua trinh cai WordPress: ------------------------------------------------------------------------- WP Super Cache, WP Limit Attemps, No Category Base ========================================================================= Nhap domain ban muon them [ENTER]: vpssim.com ------------------------------------------------------------------------- Nhap tai khoan wordpress admin [ENTER]: mroanh ------------------------------------------------------------------------- Mat khau cho mroanh toi thieu phai co 8 ki tu ------------------------------------------------------------------------- Nhap mat khau cho user mroanh [ENTER]: deptraikhongaibang
Và VPSSIM sẽ run. Sau khi cài thêm website và cài đặt thành công wordpress, VPSSIM sẽ thông báo kết quả:
========================================================================= Them vpssim.com va cai dat wordpress thanh cong ------------------------------------------------------------------------- Home Folder: /home/vpssim.com/public_html ------------------------------------------------------------------------- Vhost File: /etc/nginx/conf.d/vpssim.com.conf ------------------------------------------------------------------------- Thong tin tai khoan Admin: ------------------------------------------------------------------------- User: mroanh || Password: deptraikhongaibang email: admin@vpssim.com ------------------------------------------------------------------------- Ban co the thay doi email trong Wp-admin Dasboard ! ------------------------------------------------------------------------- Thong tin database da duoc luu vao: /home/DBinfo.txt ========================================================================= VPSSIM - Quan Ly VPS/Server by HostingAZ.VN ========================================================================= Add Website To Server ========================================================================= VPSSIM Support Both WWW And Non_WWW Domains ========================================================================= 1) Them Website 2) Them Park & Redirect Domain 3) Them website + WordPress (Auto Setup) 4) Them website + WordPress Code 5) Them website + Forum Code 6) Them Website + Opencart Code 7) Them Website + Joomla Code 8 ) Them Website + Drupal Code 9) Them website + Sypex Dumper (Data Backup) 10) Fix Loi Chmod, Chown 11) List Website Tren Server Lua chon cua ban (0-Thoat):
Thêm website + Code WordPress Only (Bạn tự cài)
Nếu bạn chọn thêm website bằng cách này, bạn sẽ phải tự cài đặt wordpress. Nếu bạn sử dụng plugin wp-rocket, bạn phải dùng cách này để VPSSIM tự động tạo config cho plugin wp-rocket
Cách thực hiện: VPSSIM menu –> Them Website & Code –> Them website + WordPress Code –> Lựa Chọn Plugin Cache –> Điền tên website –> Enter
========================================================================= VPSSIM - Quan Ly VPS/Server by HostingAZ.VN ========================================================================= Add Website To Server ========================================================================= VPSSIM Support Both WWW And Non_WWW Domains ========================================================================= 1) Them Website 2) Them Park & Redirect Domain 3) Them website + WordPress (Auto Setup) 4) Them website + WordPress Code 5) Them website + Forum Code 6) Them Website + Opencart Code 7) Them Website + Joomla Code 8 ) Them Website + Drupal Code 9) Them website + Sypex Dumper (Data Backup) 10) Fix Loi Chmod, Chown 11) List Website Tren Server Lua chon cua ban (0-Thoat):4 ========================================================================= Them Website + WordPress code moi nhat. ------------------------------------------------------------------------- VPSSIM se auto config Vhost tuy theo plugin cache website ban su dung. ------------------------------------------------------------------------- Plugin ho tro: Redis Cache, Wp Super Cache, W3 Total va Wp-Rocket. ------------------------------------------------------------------------- Ban co the cai dat wordpress ngay sau khi them domain vao server. ========================================================================= LUA CHON CAU HINH VHOST ========================================================================= Ban dinh su dung plugin cache nao: ========================================================================= 1) WP Super Cache 3) WP-Rocket 5) Loai Khac 2) W3 Total Cache 4) Redis Cache Nhap lua chon cua ban (0-Thoat): 3 ========================================================================= Plugin Cache ban chon: WP-Rocket ========================================================================= ========================================================================= Nhap domain ban muon them [ENTER]: vpssim.com ========================================================================= VPSSIM se download WordPress Code vao /home/vpssim.com/public_html ------------------------------------------------------------------------- Va cau hinh Vhost su dung WP-Rocket
Nếu bạn muốn VPSSIM tự động tạo database thì điền Y nhé !
========================================================================= Chuan bi download WordPress Code & Unzip code ... --2017-11-24 09:44:52-- https://wordpress.org/latest.zip Resolving wordpress.org (wordpress.org)... 66.155.40.250, 66.155.40.249 Connecting to wordpress.org (wordpress.org)|66.155.40.250|:443... connected. HTTP request sent, awaiting response... 200 OK Length: 10406558 (9.9M) [application/zip] Saving to: ‘latest.zip’ 100%[================================>] 10,406,558 2.57MB/s in 3.9s 2017-11-24 09:44:57 (2.57 MB/s) - ‘latest.zip’ saved [10406558/10406558] ========================================================================= ========================================================================= Ban co muon VPSSIM tao Database moi cho vpssim.com ? [y/N]
Kết quả:
========================================================================= abcd.com them thanh cong vao server ------------------------------------------------------------------------- Wordpress code da duoc download vao /home/vpssim.com/public_html ------------------------------------------------------------------------- File Vhost: /etc/nginx/conf.d/vpssim.com.conf ------------------------------------------------------------------------- Database duoc tao tu dong cho abcd.com: ------------------------------------------------------------------------- Ten Database: vpssim_com_5cc4 User name: vpssimcom5cc4 Mat khau: 22b8a18a1b58070c ------------------------------------------------------------------------- Thong tin database da duoc luu vao: /home/DBinfo.txt ========================================================================= VPSSIM - Quan Ly VPS/Server by HostingAZ.VN ========================================================================= Add Website To Server ========================================================================= VPSSIM Support Both WWW And Non_WWW Domains ========================================================================= 1) Them Website 2) Them Park & Redirect Domain 3) Them website + WordPress (Auto Setup) 4) Them website + WordPress Code 5) Them website + Forum Code 6) Them Website + Opencart Code 7) Them Website + Joomla Code 8 ) Them Website + Drupal Code 9) Them website + Sypex Dumper (Data Backup) 10) Fix Loi Chmod, Chown 11) List Website Tren Server Lua chon cua ban (0-Thoat):
Cài đặt WordPress trên VPS-Server Centos
Các bước cài đặt WordPress trên CentOS với Nginx
( Bài viết được hướng dẫn chi tiết bởi Công ty Gdata chuyên cung cấp Máy chủ chất lưọng cao )
Tải WordPress
Đến folder chứa nội dung website
cd /usr/share/nginx/html/ ( với các bạn dùng nginx )
wget http://wordpress.org/latest.tar.gz
Giải nén
tar -xzvf latest.tar.gz
Tạo WordPress MySQL Database và User
Đăng nhập MySQL
mysql -u root -p
Tạo database
create database gdata_wp;
Tạo và thiết lập quyền cho user
create user 'gdata_user'@'localhost' identified by 'password';
Để thay đổi password user
set password for ' gdata_user'@'localhost' = password('password');
Thiết lập tất cả quyền cho user
grant all on dbname.* to gdata_user@localhost;
Ví dụ mình tạo database gdata_wp, user gdata_user với password password để sử dụng.
Cài đặt WordPress
Tạo file wp-config.php
cp ./wordpress/wp-config-sample.php ./wordpress/wp-config.php
Chỉnh sửa file
sudo nano ./wordpress/wp-config.php
Điền thông tin database, user, password vào
// ** MySQL settings – You can get this info from your web host ** //
/** The name of the database for WordPress */
define(‘DB_NAME’, ‘gdata_wp’);
/** MySQL database username */
define(‘DB_USER’, ‘ gdata_user‘);
/** MySQL database password */
define(‘DB_PASSWORD’, ‘password’);
Lưu và thoát.
Di chuyển tất cả file trong folder wordpress ra ngoài
mv -f ./wordpress/* ./
Thay đổi ownership folder chứa WordPress
sudo chown nginx:nginx * -R
Giờ bạn có thể tiến hành cài đặt WordPress bằng cách truy cập http://site.com/wp-admin/install.php rồi đó.
Với các bạn sử dụng apache cũng cài đặt tương tự chỉ khác thư mục chứa website
Toàn tập tối ưu website WordPress chuẩn SEO
Bây giờ bạn đã biết cách cài đặt WordPress trên shared hosting, trên cPnanel Hosting, trên VPS và trên localhost, điều thú vị giờ mới bắt đầu. Triết lý của WordPress là bạn được toàn quyền tự do tùy chỉnh website của bạn theo bất kỳ cách nào. Bất kể bạn ở phía chọn lựa plugins chất lượng hay muốn tùy chỉnh giao diện của site theo ý riêng. Với WordPress, bạn sẽ không bị thất vọng vì có rất nhiều sự lựa chọn có sẵn.
Cách cài đặt WordPress Themes
Khi mới bắt đầu, hãy chọn một theme cho WordPress. Chọn một theme phù hợp là việc rất quan trọng. Và trong khi theme mặc định của WordPress không phải là lựa chọn tồi tệ nhất, bạn nên cân nhắc sử dụng theme đúng với nội dung của site nhằm tối đa hóa khả năng tương tác với người đọc. Nó sẽ cho người đọc biết họ cần chú ý điểm nào – đây là điểm sẽ khiến site của bạn nổi bật giữa một rừng website khác.
May mắn là ưu điểm độc nhất của WordPress là có hàng ngàn theme miễn phí và trả phí để lựa chọn. Cách dễ nhất để cài theme mới là qua trang WordPress Theme Director chính thức. Tại đây bạn có thể chọn theme miễn phí, và nhanh chóng áp dụng nó vào site của bạn chỉ qua vài bước. Để làm vậy, chỉ cần đi tới giao diện quản trị của WordPress, tới mục Appearance. Bạn sẽ được đưa tới trang Themes– click vào nút Add New. Giờ chi cần tìm, tải và cài đặt WordPress theme. Để biết rõ hơn, hãy xem qua bài hướng dẫn cài đặt WordPress theme của chúng tôi.
Cách cài đặt WordPress Plugins
Để cho website có một giao diện ấn tượng, bạn có thể thêm nhiều chức năng cho nó. Vì WordPress là một hệ thống quản trị nội dung có rất nhiều tính năng khác nhau và chất lượng, bạn có thể tận dụng ưu thế này để hoàn thiện trang web của mình.
Plugins là phần mở rộng cho WordPress site của bạn, nó có thể được dùng cho nhiều mục điích. Bất kể bạn đang muốn kiểm soát nhiều hơn trong admin panel, SEO tốt hơn, thống kê hay hơn hay phân tích mạnh hơn, tặng tốc website hoặc gia tăng bảo mật, luôn có một plugin cho bạn trong WordPress Plugin Directory. Tương tự với cài đặt themes mới, cách đơn giản nhất để cài là qua admin panel. Trong dashboard, chọn Plugins, nhấn Add New.
Thiết lập Google Analytics và Google Search Console
Google Analytics là một công cụ thống kê các con số tổng quan về một website và lượng truy cập của website đó. Nó cũng cho bạn thấy được một cái nhìn tổng quan và đánh giá khá chính xác về các nguồn truy cập vào web. Từ đó bạn có thể biết là nên tập trung vào yếu tố nào, tạm bỏ qua cái nào để có một kết quả SEO có lợi hơn. Mặt khác, Google Search Console lại làm việc dựa trên việc phân tích các yếu tố định tính về hiệu suất của trang web. Công cụ này có khá nhiều các tính năng để giúp bạn tìm hiểu xem website hoạt động như thế nào trên các trình duyệt web. Bạn cũng có thể lấy được các thông tin về từ khóa và các truy vấn mang lại traffic của từng trang nội dung riêng biệt để đẩy thứ hạng của từng trang đó. Các chuyên gia SEO cũng hay sử dụng công cụ này để lấy thêm thông tin và kiểm tra xem chúng có gây bất kỳ tác động tiêu cực nào lên thứ hạng của website hay không. Quá trình để thiết lập Google Analytics và Google Search Console như ở dưới đây:
Cách thiết lập Google Analytics?
Trước hết, bạn cần phải đăng ký Google Analytics:
- Bạn sẽ cần phải có một tài khoản Google để đăng ký Google Analytics, nếu bạn đã có thì có thể dùng tài khoản có sẵn để đăng ký.
- Khi tạo tài khoản mới trên Google Analytics, nó sẽ yêu cầu bạn nhập tên trang web hoặc tổ chức / doanh nghiệp của bạn. Bước này là bắt buộc để nhận ID theo dõi từ Google. Lưu ý ID này là duy nhất, mỗi tài khoản chỉ có 1 ID này mà thôi.
- Sau khi đăng nhập thông tin vào các trường yêu cầu, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang thỏa thuận Điều khoản dịch vụ của Google Analytics.
- Nếu bạn đồng ý với các điều khoản đó, bạn sẽ được đưa đến 1 trang tiếp theo cung cấp cho bạn tracking ID (ID theo dõi) thông qua 1 đoạn code. Bạn hãy lưu đoạn mã này nhé. Đến đây là bạn đã đăng ký xong tài khoản rồi.

Bước tiếp theo là cài đoạn code bạn vừa nhận lên website:
- Để cài được đoạn code lên web, bạn có thể cài đặt plugin Insert Headers and Footers để giúp việc gắn code dễ dàng hơn.
- Tới Settings > Insert Headers and Footers và dán đoạn mã do Google Analytics cung cấp.
- Bạn có thể xác minh xem đoạn mã đó đã được thêm vào website hay chưa bằng bằng cách xem nguồn của trang. Trong hình dưới đây, bạn có thể thấy được một đoạn mã có chứa ID theo dõi:

Cách thiết lập Google Search Console?
Bây giờ, chúng ta cùng cài đặt Google Search Console lên website nhé. Đầu tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản mới trên Google Search Console. Bạn có thể sử dụng cùng một email mà bạn vừa dùng để tạo tài khoản Google Analytics. Bước tiếp theo, bạn cần chèn URL website vào phần “Add a Property”. Lúc này, bạn cần chắc chắn rằng website của bạn đã được đăng ký Google Analytics và tracking ID đã được gắn đúng.

Bạn có thể tìm mã xác minh trang web trong Google Analytics ở phần Alternate methods.

Nếu bạn muốn đăng ký trang web với Google Analytics và Google Search Console, thì có khá nhiều cách. Nhưng những cách trên đây là dễ dàng và đơn giản nhất rồi nhé.
Chuyển hướng 301 đến các trang cũ
Việc thay đổi tên miền của website và điều chỉnh các URL lâu năm thường khá là phổ biến. Tuy nhiên, đừng để việc thay đổi đó làm ảnh hưởng đến các yếu tố xếp hạng website của bạn. Cách tốt nhất để duy trì thứ hạng cũ khi sử dụng tên miền mới đó là sử dụng việc điều hướng 301 để người dùng biết được là họ vẫn được tận hưởng các thông tin từ trang web cũ. Việc chuyển hướng 301 này sẽ đảm bảo các dữ liệu, thông tin, và các yếu tố khác được giữ nguyên vẹn kể cả khi bạn đã chỉnh sửa các URL hay tên miền. Dưới đây là một phương pháp thiết lập chuyển hướng 301 cho một trang web WordPress cụ thể. Trong WordPress, việc tích hợp chuyển hướng 301 sẽ rất dễ dàng nếu bạn sử dụng plugin. Ở đây chúng tôi dùng Simple 301 Redirects.
- Đầu tiên, cài đặt plugin Simple 301 Redirects của WordPress từ thư viện lưu trữ.
- Sau khi kích hoạt plugin, chuyển đến trang Settings > 301 Redirects.
- Tại đây, bạn sẽ thấy hai ô trống để bạn điền URL cũ vào Request box và URL mới vào Destination box.
- Nhấp vào Save Changes để lưu. Như vậy, bạn đã thêm một loại chuyển hướng 301 cho các URL mà bạn vừa khai báo.

Đặt từ khóa, tiêu đề và mô tả thích hợp
Việc tạo thẻ meta cho một trang hay website thường được xem như là một mánh trong SEO. Đây là cách tuyệt vời để công cụ quản trị web có thể cung cấp và phân loại hầu hết các thông tin của website. Đôi khi, các thẻ này còn cho thấy sự hữu ích khi nào nó có thể giúp cung cấp các thông tin đã được phân loại hoàn toàn. Các thẻ meta này là để duy trì sự ổn định ở từng trang để tất cả các công cụ tìm kiếm có thể index các website một cách chính xác. Việc tạo và chạy các thẻ meta cho một website rất đơn giản. Bạn có thể tạo thủ công, hoặc là sử dụng plugin Slim SEO. Tham khảo cách tạo thẻ meta description thủ công.

Dưới đây là cách mà thẻ meta hiển thị trong mã nguồn của trang:

Kết cấu các URL một cách thống nhất
Có thể coi các URL như là các liên kết cố định (permalink). Đây là các liên kết cụ thể mà người dùng nhập vào để thực hiện tìm kiếm nội dung. Ngay sau khi nhập URL, công cụ tìm kiếm sẽ tìm ra liên kết tốt nhất và hiển thị liên kết đó trên màn hình. Vì thế, rõ ràng là bạn càng tối ưu các URL, thì các trang của bạn càng nhanh được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Giai đoạn này có thể được xử lý ngay tại thời điểm thiết lập website để tránh việc tối ưu lại các liên kết. Bạn có thể cài đặt như sau: Vào Setting > Permalink và thiết lập cấu trúc cho các permalink bằng %postname%
như sau:

Tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh thể hiện đúng chủ đích cùng với thông tin sáng tạo sẽ có khả năng xuất hiện ở những vị trí kết quả tìm kiếm hàng đầu. Bất kể ai cũng muốn đạt được điều này. Và để thực hiện điều đó, điều quan trọng là bạn phải khéo léo tối ưu tất cả hình ảnh của mình bằng cách thiết lập và liên kết các URL của các ảnh đó với nội dung. Đây là phương pháp SEO hiệu quả nhất mà được hầu hết các quản trị web áp dụng để tạo ra các chiến dịch thành công. Để áp dụng kỹ thuật này, bạn cần phải đặt ra quy ước đặt tên thống nhất cho các hình ảnh của mình. Nếu hình ảnh của bạn có liên quan đến nội dung của trang thì đó sẽ là một lợi thế. Người dùng có thể nhận được đường link dẫn đến những hình ảnh này trên trang kết quả tìm kiếm khi tìm kiếm với các từ khóa liên quan mật thiết đến một chủ đề nào đó. Nếu hình ảnh của bạn được tối ưu và xuất hiện ở top 10, bạn sẽ dễ dàng nhận được phản ứng tích cực hơn khi mời chào mua hàng. Ở đây là có bài viết hướng dẫn chi tiết về cách tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress, hãy đọc kỹ và thực hành theo để có được kết quả tốt nhất nhé.
Kiểm tra các đường link bị hỏng
Các đường link là xương sống của một trang web, do đó cần phải được kiểm tra thường xuyên. Có nhiều công cụ online cho phép bạn tạo các liên kết chính xác và liên quan đến từng nhu cầu riêng của mỗi khách hàng. Nếu bạn sử dụng phương pháp này, bạn sẽ tạo được các URL có từ khóa liên quan đến nội dung trên các trang của bạn. Đó là một lợi thế cho SEO. Có rất nhiều loại công cụ để kiểm tra các đường link hỏng trên web. Bạn có thể bắt đầu kiểm tra các đường link chết của website với brokenlinkcheck.com hoặc là deadlinkchecker.com. Với các công cụ kiểm tra tin cậy, bạn còn có thể kiểm tra được các đường link đã chết hoặc hỏng để hạn chế lượng tuy cập đến website từ việc chuyển hướng từ các đường dẫn hỏng/chết đó. Không chỉ đơn thuần là có thể liên kết website của bạn với các hình ảnh, mà bạn còn có thể liên kết một bài viết liên quan với những hình ảnh hoặc 1 trang nào đó. Tất nhiên là bạn cũng có thể dùng các công cụ này để kiểm tra các đường link trên.

Thiết lập XML sitemap
Sơ đồ trang web XML (XML sitemap) giúp các công cụ tìm kiếm có thể hiểu về cấu trúc của website, từ kết cấu cho đến nội dung. Việc tạo sitemap giống như là bạn đang thông báo với tất cả các bộ máy tìm kiếm (bao gồm cả Google) là website của thôi đã được cập nhật. Nếu bạn dùng plugin Slim SEO thì nó đã có sẵn tính năng tạo XML sitemap rồi, và bạn không cần phải làm gì nữa.
Nguồn: Tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm:
- hướng dẫn cài đặt wordpress
- cài đặt https cho wordpress
- cài wordpress
- cài google analytics cho wordpress
- hướng dẫn cài wordpress
- cai dat wordpress
- cài đặt wordpress trên localhost
- cách cài đặt wordpress
- cài wordpress trên localhost
- cài đặt google analytics cho wordpress
- cách cài đặt google analytics cho wordpress
- cài đặt wordpress trên host
- cài wordpress trên xampp
- hướng dẫn cài theme wordpress giống demo
- cách cài wordpress
- huong dan cai dat wordpress
- cài ssl cho wordpress
- cài wordpress trên cpanel
- cài đặt ssl cho wordpress
- hướng dẫn cài đặt wordpress trên localhost
- cài đặt woocommerce vào wordpress
- cài đặt theme wordpress
- cài https cho wordpress
- cài wordpress trên vps
- cách cài wordpress lên host
- cài đặt wordpress trên cpanel
- cài đặt wordpress multisite
- cài wordpress trên host
- không cài được plugin wordpress
- cài đặt wordpress lên host
- cách cài đặt wordpress trên localhost
- cài tiếng việt cho wordpress
- hướng dẫn cài theme wordpress
- cai dat ssl cho wordpress
- cài theme cho wordpress
- cài amp cho wordpress
- hướng dẫn cài đặt wordpress trên localhost wamp
- cài theme wordpress giống demo
- cài theme wordpress bị lỗi
- hướng dẫn cài wordpress trên xampp
- cài đặt wordpress trên hosting
- hướng dẫn cài đặt wordpress trên hosting sử dụng cpanel
- cài wordpress lên hosting
- cài đặt amp cho wordpress
- cách cài theme wordpress
- cài wordpress trên centos
- cài theme wordpress
- cài plugin wordpress
- những plugin nên cài cho wordpress